Tìm hiểu về APPLE – Thương hiệu công nghệ đắt giá nhất thế giới

Thương hiệu Apple đã trở nên quá quen thuộc với người dùng công nghệ trên toàn thế giới. Những sản phẩm mang tên Apple dường như đại diện cho sự sang trọng, sành điệu và bắt kịp xu hướng thời đại. Hãy cùng Blog Nhà Sâu tìm hiểu một câu truyện dài đằng sau thương hiệu trái táo cắn dỡ trong bài viết ngày hôm nay nhé.

Thương hiệu Apple đắt giá nhất thế giới

Theo nhiều báo cáo của những tờ báo và cơ quan hàng đầu thế giới, vào năm 2020 thì Apple được đánh giá là Công Ty Công Nghệ Lớn Nhất Thế Giới với tổng doanh thu hàng năm đạt 274,5 tỷ USD. Và cũng chính vì điều này mà Apple được xếp vào danh sách những thương hiệu có giá trị cao nhất trên toàn thế giới.

Điều này quả thật không thể phủ nhận được khi mà hiện tại không chỉ ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy trên toàn thế giới thì mỗi lần Apple tung sản phẩm mới đều tạo nên một cơn sóng to lớn. Thương hiệu Apple dường như đã trở thành một thứ mà giới trẻ hiện nay lấy làm điều chứng tỏ bản thân của mình, cũng như dân công nghệ thì thích thú với hệ sinh thái mà Apple mang lại cho sản phẩm.

Các sản phẩm phần cứng của Apple: điện thoại thông minh iPhone, máy tính bảng iPad, máy tính xách tay Macbook, máy tính cá nhân Mac, máy nghe nhạc di động iPod, đồng hồ thông minh Apple Watch, máy phát đa phương tiện kỹ thuật số Apple TV, tai nghe không dây AirPods, tai nghe AirPods Max và loa thông minh HomePod.

Chiếc iPhone 1 đầu tiên của Apple

Các sản phẩm phần mềm của Apple: hệ điều hành macOS, iOS, iPadOS, watchOS và tvOS, trình phát đa phương tiện iTunes, trình duyệt web Safari, mã nhận dạng nhạc Shazam, gói làm việc năng suất và sáng tạo iLife và iWork, cũng như các ứng dụng chuyên nghiệp như Final Cut Pro, Logic Pro và Xcode.

Hệ điều hành macOS ngày càng được cải tiến

Các dịch vụ của Apple: iTunes Store, iOS App Store, Mac App Store, Apple Arcade, Apple Music, Apple TV +, iMessage và iCloud, Apple Store, Genius Bar, AppleCare, Apple Pay, Apple Pay Cash và Apple Card.

Dịch vụ iCloud – Một trong nhiều dịch vụ Apple

Nguồn gốc của thương hiệu Apple

Apple được thành lập vào tháng 4 năm 1976 bởi Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne. Mục đích của Apple ban đầu là phát triển và bán máy tính Apple 1 do Wozniak phát triển, sau 12 ngày thành lập thì Wayne đã bán lại cổ phần của mình cho Steve Jobs. Sau sự kiện này thì Apple hợp nhất và chính thức trở thành Apple Computer, Inc. vào tháng 1 năm 1977. Sau quá trình hợp nhất này thì doanh số bán máy tính Apple 1 và cả Apple 2 tăng chóng mặt.

Jobs và Wozniak còn thuê hẳn một nhân viên để thiết kế máy tính cùng một dây chuyền sản xuất máy tính nằm gọn trong gara nhà. Thương hiệu Apple được chính thức ra mắt người tiêu dùng vào năm 1980 cùng với thành công tức thì của nó. Trong nhiều năm tiếp theo thì những chiếc máy tính Apple được bán rất chạy với giao diện sáng tạo và được người tiêu dùng hoan nghênh.

Tuy nhiên khi mà thị trường máy tính phát triển, Apple lúc đó đã gặp rất nhiều khó khăn khi mà những sản phẩm độc quyền từ Microsoft Windows và Intel. Lúc này hội đồng quản trị quyết định tuyển dụng Giám đốc điều hành Gil Amelio với nỗ lực 500 ngày cứu vãn Apple. Ông đã dẫn dắt Apple mua NeXT vào năm 1997, giải quyết một chiến lược hệ điều hành thất bại và đưa Jobs trở lại.

Năm 1998 Apple đã có thể dành lại vị thế của mình khi cho ra đời iMac, và khi Jobs nắm lại quyền điều hành CEO của mình năm 2000 thì năm 2001 thương hiệu Apple cho ra đởi chuỗi cửa hàng Apple Store.

Cửa hàng Apple đầu tiên xuất hiện tại Mỹ

Ngoài việc mở chuỗi bán lẻ của riêng mình thì Apple bắt đầu thâu tóm nhiều công ty phần mềm để phát triển sản phẩm của riêng mình, tiến hành đổi tên thành Apple Inc. vào năm 2007 và việc tung ra sản phẩm điện thoại thông minh iPhone là một thành công lớn của Apple cho đến tận ngày nay.

Theo nhiều báo cáo cho thấy thì tổng doanh thu của thương hiệu Apple tính đến hết 2020 đạt 274,5 tỷ USD, cho đến hiện tại thì Apple vươn lên trở thành công ty công nghệ hàng đầu thế giới và các thương hiệu khác chắc sẽ còn lâu lắm mới có thể soán được ngôi vương này.

Mốc lịch sử và câu chuyện đằng sau thương hiệu Apple

1976–1984: Thành lập công ty

Ngày 1 tháng 4 năm 1976, Apple Computer Company được chính thức thành lập bởi Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne (hợp tác kinh doanh). Sản phẩm được công bố đầu tiên là Apple I (chỉ 200 chiếc trên thị trường), một chiếc máy tính được sản xuất hoàn toàn bằng tay bởi Wozniak bên trong gara nhà Jobs.

Chiếc Apple I được sản xuất bằng tay bởi Wozniak trong Gara nhà Jobs

Apple I được bán dưới dạng bo mạch chủ với CPU, RAM và chip video văn bản cơ bản — một khái niệm bộ cơ sở chưa được bán trên thị trường như một máy tính cá nhân hoàn chỉnh. Giải thích về mức giá 666,66$ thì Wozniak cho biết vì mình thích những chữ số lặp lại như vậy.

Đến ngày 3 tháng 1 năm 1977, Apple Computer, Inc. được chính thức thành lập mà không có Ronald Wayne (bán lại cổ phần với giá 800$ chỉ sau 12 ngày tham gia). Tuy nhiên, sau đó thì Nhà triệu phú Mike Markkula đã đầu tư đến 250,000$ cho Jobs và Wozniak trong quá trình thành lập Apple. Có thể nói trong khoảng thời gian này thì Apple kinh doanh cực kì tốt, doanh thu tăng theo cấp số nhân và cho đến tháng 9 năm 1980 thì doanh thu đạt mốc 118 triệu USD (đạt 533%).

Wozniak tiếp tục phát minh và cho ra mắt Apple II vào ngày 16 tháng 4 năm 1977, chiếc máy tính này khác với các đối thủ lúc bấy giờ. Một chiếc máy tính với màn hình hiển thị màu sắc cùng với kiến trúc mở, giúp cho người dùng có thể thao tác với chiếc máy.

Chiếc máy tính màn hình màu Apple II đầu tiên

Ở mẫu thử nghiệm đầu tiên của Apple II, băng cassette được sử dụng để lưu trữ thông tin, tuy nhiên khi phát hành thì nó được đổi lại thành đĩa mềm.

Cho đến cuối những năm 1970, thương hiệu Apple non trẻ đã có hẳn một đội ngũ thiết kế và sản xuất máy tính của riêng mình. Lúc này Jobs cũng đã bị thuyết phục rằng tương lai của máy tính sẽ sử dụng giao diện người dùng GUI, ông đã cho phát triển mảng này và cũng là Apple Lisa. Nhưng đời không ngờ là vào 1982, Jobs bị đẩy khỏi dự án Apple Lisa bởi những cuộc đấu đá nội bộ. Nhưng Jobs lại tiếp quản dự án máy tính giá rẻ của Wozniak và Raskin (Macintosh) và mang lại một sản phẩm còn rẻ hơn cả Lisa.

Chiếc máy tính cá nhân sử dụng GUI đầu tiên Apple Lisa

Đến 1983, Apple Lisa được bán với danh hiệu máy tính GUI đầu tiên trên thị trường và được đánh giá rất cao. Tuy nhiên Apple Lisa gặp ngay thất bại sau đó bởi giá quá cao so với một chiếc máy tính cá nhân. Cho nên Apple Lisa được chuyển thành Macintosh cao cấp và dừng sản xuất 2 năm sau đó.

1984–1991: Thành công với Macintosh

Như đã nói thì Jobs sau khi bị đẩy khỏi Apple Lisa đã tiếp quản Macintosh. Một chiếc máy tính giá rẻ và cũng là máy tính cá nhân đầu tiên không có ngôn ngữ lập trình, giao diện người dùng đồ hoạ tích hợp và điều khiển bằng chuột. Khi ra mắt thì chiếc Macintosh mang ký hiệu “1984” và tốn đến 1,5 triệu USD tiền quảng cáo, nhưng đây lại là một mẫu quảng cáo thành công nhất trong lịch sử.

Ban đầu thì doanh số Macintosh khá tốt, tuy nhiên thì bắt đầu sụt giảm khi nổ ra cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa Steve Jobs và CEO John Sculley. Sculley quyết định loại Jobs khỏi vị trí tổng giám đốc của bộ phận Macintosh, và nhận được sự ủng hộ nhất trí từ ban giám đốc Apple.

Sau sự ra đi của Jobs và Wozniak, dòng sản phẩm Macintosh đã trải qua một sự thay đổi trọng tâm ổn định sang các mức giá cao hơn, cái gọi là “chính sách quyền cao” được đặt tên cho vị trí trên biểu đồ giá so với lợi nhuận. Jobs đã lập luận rằng công ty nên sản xuất các sản phẩm nhắm vào thị trường tiêu dùng và nhắm đến mức giá 1.000 USD cho Macintosh, điều mà họ không thể đáp ứng được.

Macintosh Portable – Máy tính xách tay chạy pin đầu tiên

1991–1997: Suy thoái và tái cấu trúc

Do sự thành công của những mẫu máy tính trước của Apple dẫn đến việc tiêu thụ các dòng máy cao cấp hơn cũng được đẩy mạnh. Để giải quyết thì ban lãnh đạo Apple đã giới thiệu nhiều thương hiệu khác với nhiều dòng máy khác nhau nhìn vào từng thị trường khác nhau. Những dòng máy này ví dụ như Quadra, Centris, Performa.

Apple cũng thử nghiệm một số các mẫu máy khác vào năm 1980, tuy nhiên những mẫu máy này cũng chẳng gặt hái được thành công nào. Những mẫu mới bao gồm máy ảnh kỹ thuật số, đầu phát âm thanh CD di động, loa, bảng điều khiển video, dịch vụ trực tuyến eWorld và thiết bị truyền hình.

Trong suốt giai đoạn này thương hiệu Apple dành nguồn lực để cạnh tranh với Microsoft. Và một sai lầm trong đó chính là việc họ không dành tâm huyết để phát triển mà lại đi kiện việc Microsoft sử dụng đồ hoạ GUI tương tự. Tuy nhiên sau một thời gian này thì vụ kiện lại bị bác bỏ và thành ra thì công sức đã bị lãng phí.

Năm 1994, Apple, IBM và Motorola thành lập liên minh AIM với mục tiêu tạo ra một nền tảng máy tính mới (PowerPC Reference Platform; PReP), sử dụng phần cứng của IBM và Motorola cùng với phần mềm của Apple.

Năm 1996, Spindler được thay thế bằng Gil Amelio làm Giám đốc điều hành. Được đánh giá cao với danh tiếng là một nhà phục hồi doanh nghiệp, Amelio đã thực hiện những thay đổi sâu sắc, bao gồm cả việc sa thải nhân viên và cắt giảm chi phí. Và Apple chỉ còn vài tuần nữa để chuẩn bị tuyên bố phá sản trước khi Jobs quay trở lại và vực dậy đế chế này.

1997–2007: Sự hồi sinh của thương hiệu Apple

Trong khoảng thời gian này, dưới sự lãnh đạo của Jobs thì Apple dần dần hồi sinh và bắt đầu có lãi. Chúng ta có thể liệt kê những thành tựu trong khoảng thời gian này như:

2007–2011: Thành công với thiết bị di động

2011 – nay: Kỷ nguyên hậu Jobs, sự lãnh đạo của Tim Cook

Như vậy là các bạn cũng đã tìm hiểu được một số thông tin quan trọng của thương hiệu Apple, cũng như biết được một số mốc thời gian của sự phát triển thương hiệu này. Mặc dù nếu kể một cách chi tiết thì có thể nói đây là một câu chuyện dài, chúng ta chỉ cần biết nhiêu đây là đủ để hiểu rõ về Apple.

Hy vọng bài viết này và những thông tin về thương hiệu Apple này sẽ giúp các bạn hiểu thêm về Apple. Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ và để lại một bình luận cho blog có độc lực bạn nhé.

[bai/]
Exit mobile version